Hướng dẫn downgrade hệ điều hành windows

  • Thursday 16/02/2023

Hướng dẫn downgrade hệ điều hành Windows

1. Quyền downgrade windows là gì?

Người dùng Windows / Windows server bản quyền, tùy theo hình thức cấp phép phù hợp, có được quyền downgrade xuống phiên bản Windows thấp hơn. Windows 11 hạ cấp xuống Windows 10, Windows 8/8.1, Windows 7, thậm chí Windows XP. Windows server 2022 hạ cấp xuống windows sever 2019, windows server 2016.

2. Vì sao cần downgrade

Hệ điều hành Windows 10/11, Windows server 2022 hiện đang là OS số 1 trên PC/Server. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, khách hàng, chủ yếu là doanh nghiệp vẫn downgrade từ hệ điều hành tuyệt vời nhất này xuống các bản Windows cũ hơn.

Một số lý do cụ thể như:

  • Tương thích phần mềm:  có những phần mềm đang sử dụng được phát triển trên nền tảng cũ, chưa hỗ trợ cho Windows 10, Windows server 2022
  • Thói quen sử dụng: vì lý do thói quen & nhu cầu sử dụng, có khách hàng muốn quay trở lại phiên bản cũ.
  • Cấu hình phần cứng: với các thiết bị đang sử dụng, được mua từ 7 đến 10 năm trở về trước thì Windows phiên bản cũ hơn sẽ là lựa chọn phù hợp hơn.
  • Yêu cầu đặc thù của tổ chức và công việc: các doanh nghiệp cỡ lớn, gồm cả công ty liên doanh, vì lý do quy trình quản lý hệ thống cơ sở hạ tậng IT với phần mềm nhất quán, hoặc bảo mật đặc biệt, an ninh quốc phòng… vẫn đang duy trì sử dụng phiên bản cũ Windows.

3. Những hình thức lincense được downgrade:

3.1 Các hình thức license:

  • OEM (Original Equipment Manufacturer) – Dạng cấp phép bán lẻ hoặc đi kèm theo máy và không thể chuyển giấy phép từ máy này (không dùng nữa) sang máy khác.
  • FPP (Full Packaged Product) (Retail) – Phần mềm được cung cấp dưới dạng bán lẻ dành cho cá nhân hoặc doanh nghiệp; được đóng gói trong hộp có kèm theo đĩa cài đặt và key bản quyền; có thể chuyển giấy phép từ máy tính này (không dùng nữa) sang máy tính khác, tại cùng 1 thời điểm, chỉ cho phép 01 máy sử dụng key.
  • OLP (Open License) hoặc VL (Volume License) hay CSP (Cloud Solution Provider) – Dạng cấp phép sản phẩm giấy phép mở dạng Key (không có đĩa), mỗi giấy phép có thể sử dụng được cho nhiều máy tính (Multiple Activation License).

3.2 Hình thức được downgrade:

Microsoft cho phép người dùng downgrade xuống bản Windows thấp hơn khi khách hàng đang sử dụng license theo hình thức OEM (cài sẵn theo máy) hoặc  theo hình thức Volume Licensing.

downgrade

downgrade

Lưu ý: license dạng FPP (Full Package Product) không có quyền downgrade.

4. Quy trình downgrade Windows:

Tùy theo hình thức cấp phép khách hàng có được Windows  bản quyền, vai trò hỗ trợ khách hàng downgrade xuống bản Windows thấp hơn và quy trình hạ cấp có sự khác nhau.

4.1 Máy tính cài đặt sẵn Windows 10/11 Pro (OEM)

Hiện có rất nhiều nhà sản xuất thiết bị tích hợp sẵn Windows 10 bản quyền trước khi bán đến tay khách hàng, người dùng cuối. Có thể liệt kê một số thương hiệu lớn: Dell, HP, Asus, Lenovo, Acer, Samsung, LG, Panasonic, Fujitsu.. các nhà sản xuất tích hợp sẵn Windows 10 Pro vào máy tính.

Trong trường hợp này, các Nhà sản xuất thiết bị trên sẽ là đối tác chịu trách nhiệm hỗ trợ khách hàng downgrade xuống bản Windows thấp hơn, cụ thể ở đây là Dell, HP, Asus… hay các Doanh nghiệp nhỏ hơn như FPT Elead, Thánh Gióng, CMS.

Trong vai trò hỗ trợ khách hàng, các đối tác sẽ phải tự chuẩn bị các nguồn lực sẵn để hoàn tất quá trình downgrade. Microsoft đóng vai trò hỗ trợ kích hoạt sản phẩm cho khách hàng. Ví dụ như bộ cài đặt Windows bản thấp hơn, Key mồi (đã kích hoạt và đang sử dụng) của phiên bản Windows thấp hơn cần hạ cấp… Sau khi cài đặt thành công, xử lý về vấn đề driver, sẽ liên hệ Microsoft để được hỗ trợ downgrade.

4.2 Máy tính Windows theo hình thức Volume licensing:

Trường hợp khách hàng đang sử dụng giấy phép dạng OPL / CSP, khách hàng là người quản trị cuối các key license Windows đang dùng và bản thấp hơn.

  1. Khách hàng cần login quyn Global Admin vào portal Microsoft 365 Admin Center theo link https://admin.microsoft.com/#/homepage
  2. Tại Billing -> Your Product, chọn version -> get key và download file để cài đặt Windows.

downgrade

5. Những lưu ý trước khi downgarde:

  • Các version Windows thấp như Windows 7 / Windows server 2018 sẽ KHÔNG còn được CẬP NHẬT những bảo mật, bản vá lỗi, hay hỗ trợ từ Microsoft.
  • Xu hướng thiết bị phần cứng dần KHÔNG hỗ trợ Windows 7 / Windows server 2018.
  • Quy trình downgrade không hề dễ dàng.
  • Những bản Windows hiện tại (Windows 10/11, Windows server 2019/2022) thực sự tốt và ngày càng tốt hơn.

 

Cám ơn bạn đã đọc bài viết !

 

Siêu Siêu Nhỏ cung cấp đa dạng các Server đáp ứng yêu cầu cho Doanh Nghiệp

Server HPE

Server DELL

Server THINKSYSTEM

Tham khảo các ưu đãi: https://www.sieuthimaychu.vn/index.php/Uu_Dai/

Ngoài ta bạn có thể tham khảo thêm 1 số bài viết liên quan tại đây

CÔNG TY TNHH SIÊU SIÊU NHỎ
MST/ĐKKD/QĐTL: 0305449167
Trụ Sở Doanh Nghiệp: 344 Huỳnh Tấn Phát, Phường Bình Thuận, Q7, TPHCM
Email: info@sieuthimaychu.vn | Điện Thoại: (028) 73073776

  • Công ty TNHH Siêu Siêu Nhỏ

    VĂN PHÒNG PHÍA NAM

    Trung Tâm Kinh Doanh & Bảo Hành:
    344 Huỳnh Tấn Phát, Phường Bình Thuận, Quận 7, TP.HCM
    Điện thoại : (028) 73073776

    VĂN PHÒNG PHÍA BẮC

    Trung Tâm Kinh Doanh & Bảo Hành:
    Tầng 9, toà nhà Diamond (Handico 6), Số 2 Hoàng Đạo Thuý, Trung Hoà Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Điện thoại: (024) 73073776